Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Tại sao người ta không muốn đọc bài viết của bạn ?


[Cái này dài, nhưng thấy hay nhất đoạn này, nên lưu lại] 





6. Sự giả vờ trong viết lách có hai điều.
Giả vờ về ngôn ngữ và giả vờ về cảm xúc.


7. Giả vờ về ngôn ngữ là thứ đỏm dáng đáng sợ. Phần lớn những nhà văn thành công đều là những người viết sử dụng câu chữ đơn giản, chừng mực. Càng đơn giản càng bộc lộ một cái nhìn thiên về bản chất. Càng mô tả sự vật với ít từ ngữ nhất, càng khó. Những gì nói được bằng sự đơn giản, bao giờ cũng nói được nhiều hơn. Ngôn ngữ đỏm dáng bao giờ cũng bộc lộ một cái nhìn rỗng tuếch về nội dung hơn là sự thú vị.

8. Càng bóng bẩy, câu chữ càng đi khỏi thực chất của bản chất.
Một buổi chiều vàng như củ nghệ, khắc họa trong trí tưởng tượng của người đọc về mặt cảm nhận, ngắn và tốt hơn là một buổi chiều với những hoang hoải, khắc khoải, phai phôi… chúng chẳng tạo nên một “cảnh tượng” gì. Người đọc có cảm tưởng bạn đang làm màu.

9. Chưa kể, sự bóng bẩy thái quá không chỉ đem đến sự giả tạo cho văn bản. Mà còn đánh mất lòng tin người đọc.
Từ ngữ là sự thú vị. Nhưng từ ngữ cũng đem đến sự mệt mỏi. Người ta sẽ càng mệt mỏi hơn khi theo đuổi một cái gì “nhiều chữ” mà “ít nghĩa”. “To lớn” mà "không có gì”.

10. Tuy nhiên, sự bóng bẩy không phải là cái buộc ta phải loại bỏ hoàn toàn. Trong một chuỗi văn bản thô, sự bóng bẩy ở một chỗ nào đó sẽ làm cho mọi thứ trở nên sáng bừng lên. Nó giúp cho sự “thô sơ” trở nên mềm mại hơn. Trữ tình hơn.

11. Liều lượng hợp lí luôn là điều tiên quyết.
Hãy tưởng tượng văn bản như một ly cocktail. Nó là chuỗi tập hợp của những sự thật, cảm nhận, màu sắc, trí tưởng tượng, sự thăng hoa… Điều gì tiên quyết li cocktail trở nên ngon, chính là sự gia giảm những tập hợp con ở trên. Đừng bao giờ tăng một chất liệu nào đó vượt quá mức “nhận thức” của nó. Sự quá đà luôn là nỗi sợ hãi lớn nhất của mọi nhà văn khi họ đối diện với một trang viết. Đó chính là lí do, mọi nhà văn đều cần một người biên tập tinh tế.

12. Sự giả vờ của ngôn ngữ chính là con đường dẫn đến vế thứ hai đáng sợ hơn, sự giả vờ của cảm xúc, sự thái quá của cảm xúc.


- Lụm được đâu đó không rõ nguồn -


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét